Sơ lược về Business Model Canvas (BMC)

Bài viết này sẽ giới thiệu về Business Model Canvas (BMC), một công cụ xây dựng mô hình kinh doanh được thiết kế bởi tiến sĩ Alexander Osterwalder. BMC đã trở thành một công cụ mạnh mẽ giúp cho cả doanh nghiệp startup lẫn doanh nghiệp lâu năm hình thành những chiến lược thông minh, cụ thể và thành công.
GIỚI THIỆU VỀ BUSINESS MODEL CANVAS (BMC)

Business model canvas (BMC) là một cách thể hiện thông tin về các nhân tố đầu vào tạo nên chuỗi giá trị của một doanh nghiệp dưới dạng hình ảnh, được sử dụng rộng rộng rãi trong quá trình xây dựng, hoạch định một doanh nghiệp mới. Ngoài ra, thì nó cũng được sử dụng để phân tích tình hình kinh doanh hiện tại của công ty.

Business model canvas (BMC) được phát triển bởi chuyên gia quản trị người Thuỵ Điển Alexander Osterwalder. Ông đã sử dụng 9 nhóm nhân tố chính cấu thành nên BMC, mà ông hàm ý chúng chính là 9 trụ cột tạo nên tổ chức của một công ty, gồm có: Đối tác chính, Hoạt động kinh doanh chính, Nguồn lực chính, Giá trị thặng dư, Quan hệ khách hàng, Kênh thông tin và Phân phối, Phân khúc khách hàng, Cơ cấu chi phí và Dòng doanh thu.

BUSINESS MODEL CANVAS (BMC) – MỘT CÔNG CỤ TRỰC QUAN

Hiệu suất kinh doanh của một công ty có thể dễ dàng được cải thiện bằng cách áp dụng BMC. Chỉ qua một cái nhìn, tất cả các khía cạnh liên quan đều được trình bày rõ ràng nhờ các mô phỏng trưc quan. Bằng cách nhìn vào sự phát triển của từng thành tố, một doanh nghiệp có thể tinh chỉnh các giá trị mà mình cung cấp cho khách hàng và cải thiện các chiến lược của mình một cách có tổ chức. Trong khi đó, nếu sử dụng công cụ này để ra một doanh nghiệp mới thì các nhà chủ doanh nghiệp có thể hoạch định ngay từ đầu một loạt các quyết định chiến lược quan trọng thông qua việc sử dụng công cụ đó.

1. ĐỐI TÁC CHÍNH

Dù với doanh nghiệp startup hay doanh nghiệp đã thành lập lâu năm thì việc tạo dựng liên minh với các đối tác là điều rất quan trọng. Chẳng hạn như khi các công ty phải liên minh với nhau để chiến đấu với đối thủ cạnh tranh và kết hợp kiến thức và chuyên môn với nhau. Doanh nghiệp có thể thu về các thông tin quan trọng thông qua chính những sự liên minh này, bằng việc xác định ngay từ đầu những đối tác nào sẽ đem lại giá trị và những mối quan hệ đó có giá trị như thế nào.

2. CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHÍNH

Bằng việc nhận biết đúng về các hoạt động nòng cốt của công ty, chúng ta sẽ hiểu đúng các giá trị thặng dư mà doanh nghiệp có thể đưa ra thị trường. Điều này không chỉ nói  về sản xuất ra những sản phẩm như thế nào, mà nó còn đề cập đến cái cách mà doanh nghiệp tiếp cận với vấn đề giải quyết vấn đề của thị trường, cách kết nối (networking) ra sao, chất lượng của sản phẩm đầu ra hoặc dịch vụ đầu ra của doanh nghiệp là gì. Khi tổ chức xác định được giá trị gia tăng mà mình cung cấp cho khách hàng là gì, họ có thể dễ dàng phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng hiện tại, do đó, điều này có thể hữu ích trong việc thu hút khách hàng mới. Đây cũng được coi là hành động giúp doanh nghiệp tránh các tổn thất gây ra từ việc phải cạnh tranh với đối thủ dễ dàng hơn.

3. CÁC NGUỒN LỰC CHÍNH

Các nguồn lực đầu vào chính là trái tim, nòng cốt của việc sản phẩm đầu ra như thế nào.  Các nguồn lực này có thể được phân loại thành: nguồn lực vật chất, trí tuệ, tài chính và nhân lực. Nguồn lực vật chất có thể bao gồm các tài sản như các trang thiết bị phục vụ kinh doanh. Nguồn lực trí tuệ bao gồm từ kiến ​​thức, thương hiệu đến các bằng sáng chế. Các nguồn lực tài chính liên quan đến dòng vốn, nguồn thu nhập và nguồn nhân lực bao gồm các khía cạnh về nhân sự.

4. GIÁ TRỊ CUNG CẤP CHO KHÁCH HÀNG

Xác nhận giá trị nghĩa là lý do cốt lõi để công ty tồn tại, giá trị này chính là nhằm đáp ứng nhu cầu từ phía khách hàng. Doanh nghiệp này khác biệt so với đối thủ cùng ngành như thế nào? Những khác biệt này một mặt tập trung vào những yếu tố có thể định lượng được như giá, dịch vụ, tốc độ và điều kiện giao hàng. Mặt khác, nó cũng tập trung vào những yếu tố có thể định tính bao gồm thiết kế, trạng thái thương hiệu và trải nghiệm cũng như sự hài lòng của khách hàng.

5. QUAN HỆ KHÁCH HÀNG

Tương tác với khách hàng là điều rất cần thiết. Cơ sở dữ liệu càng rộng thì doanh nghiệp càng cần chú trọng việc phân chia khách hàng thành các nhóm mục tiêu khác nhau. Mỗi nhóm khách hàng có một nhu cầu khác nhau. Bằng cách dự đoán các nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ đầu tư vào các nhóm khách hàng khác nhau. Một dịch vụ tốt sẽ đảm bảo cho quan hệ khách hàng vừa bền vững mà lại tốt đẹp và có thể duy trì trong tương lai.

6. CÁC KÊNH THÔNG TIN VÀ PHÂN PHỐI

Một công ty phải giải quyết các vấn đề về truyền thông, phân phối và các kênh bán hàng. Điều này không chỉ là về việc liên lạc với khách hàng và cách thức mà công ty giao tiếp với khách hàng của họ. Các địa điểm mua sắm và phân phối các sản phẩm và dịch vụ cung cấp là yếu tố quyết định. Các kênh đến với khách hàng theo năm giai đoạn khác nhau: nhận thức về sản phẩm, mua hàng, giao hàng, đánh giá và sự hài lòng, cuối cùng là dịch vụ hậu mãi. Để tận dụng tốt các kênh và tiếp cận nhiều khách hàng nhất có thể, các kênh của doanh nghiệp nên được kết hợp giữa các kênh offline (cửa hàng) và trực tuyến (web bán hàng).

7. PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG

Vì một tổ chức phải phục vụ nhiều nhóm khách hàng vậy nên các doanh nghiệp nên chia họ thành các phân khúc khác nhau. Bằng cách xác định các nhu cầu và yêu cầu cụ thể của từng nhóm khách hàng và giá trị mà họ gắn kết, mà các sản phẩm và dịch vụ có thể được “may đo cắt thửa” để phục vụ tốt hơn cho các nhu cầu này. Điều này sẽ khiến khách hàng hài lòng hơn, từ đó quay lại củng cố giá trị thặng dư cho khách hàng.

8. CƠ CẤU CHI PHÍ

Khi có một cái nhìn sâu sắc vào cơ cấu chi phí, doanh nghiệp sẽ biết doanh thu tối thiểu phải có để tạo ra lợi nhuận là bao nhiều. Cơ cấu chi phí xét đến khả năng mở rộng quy mô, định phí (constant cost) và biến phí (variable cost) cũng như các lợi thế về lợi nhuận. Nếu thông qua cơ cấu chi phí, doanh nghiệp thấy rằng mình đang đầu tư nhiều hơn so với mức doanh thu mà nó đang tự tạo ra, thì nghiễm nhiên là chủ doanh nghiệp sẽ nhìn thấy là họ cần phải thay đổi về kết cấu của chi phí. Thường thì nếu chuyện này xảy ra thì công ty sẽ quay lại yếu tố nguồn lực để cơ cấu lại và giảm thiểu một loạt các yếu tố trong đó nhằm điều chỉnh lại dòng thu và dòng chi.

9. DÒNG DOANH THU

Ngoài cơ cấu chi phí, dòng doanh thu sẽ đem lại một cái nhìn rõ ràng vào các mô hình doanh thu của doanh nghiệp. Ví dụ, công ty cần có bao nhiêu khách hàng trên cơ sở hàng năm để tạo ra lợi nhuận? Doanh nghiệp cần doanh thu bao nhiêu để hoà vốn? Dòng doanh thu là công cụ điều chỉnh chi phí. Ngoài doanh thu từ việc bán hàng hoá, lệ phí đăng ký, thu nhập cho thuê, cấp giấy phép, tài trợ và quảng cáo cũng có thể là một nguồn thu.

Tất cả các thành viên của đội ngũ quản lý đều là những đối tượng đóng góp cho quá trình xây dựng Business Model Canvas của doanh nghiệp. Bằng cách phác thảo mô hình lên các tờ giấy lớn, các thành viên có thể động não với nhau, suy nghĩ về các ô thành tố trong BMC và đưa ra ý kiến của mình. Điều này sẽ tạo ra một cái nhìn chung về doanh nghiệp giữa ban giám đốc, cái nhìn này vừa khách quan vừa tạo điều kiện cho những ý tưởng mới có thể được thảo luận và được đưa ra ngay lập tức và ngay trong quá trình phát triển.

NGUỒN : THEO SAGA.VN
0 Nhận xét