Hướng đi nào cho mô hình cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam

Một chuỗi kênh phân phối, bán lẻ hiện đại đang dần dần mọc lên như là xu thế tất yếu trên con đường thương mại hiện đại hóa của Việt Nam với nhiều thương hiệu như Shop & Go, Family Mart, Co.op Food, Satra Food,…

Đặc biệt là các đại gia Nhật Bản đang nhắm tới phân khúc này ở thị trường Việt Nam. Đầu năm 2010, tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Nhật Bản Family Mart đã nhượng quyền thương hiệu cho Tập đoàn Phú Thái. Mô hình cửa hàng tiện lợi Family Mart có nhiều ưu thế như bán thực phẩm ăn nhanh, đồ uống pha sẵn, cơm nắm, bánh bao, phục vụ 24/24h. Ngoài ra, tại Family Mart, khách hàng có thể mua được cả vé tàu, vé xe, vé xem phim, rút tiền…

Tháng 12/2010, một thương hiệu bán lẻ khác của Nhật là Ministop thuộc Tập đoàn Aeon đã thỏa thuận thành lập công ty liên doanh với chuỗi cửa hàng tiện lợi G7 Mart của Tập đoàn Trung Nguyên. Dự kiến vào quý II/2011, Ministop sẽ khai trương cửa hàng tiện lợi đầu tiên với định hướng trong năm đầu tiên có ít nhất là 100 cửa hàng và tối thiểu 500 cửa hàng trong 5 năm tiếp theo.

Circle K, thương hiệu cửa hàng tiện lợi nổi tiếng của Mỹ công bố tham vọng sẽ xây dựng chuỗi cửa hàng đứng đầu thị trường Việt Nam với kế hoạch đến năm 2018 sẽ có 550 cửa hàng ở 20 tỉnh, thành trong nước và từ đây sẽ mở rộng sang khu vực khác. Đặc điểm của Circle K là cửa hàng diện tích nhỏ, nhưng tiện lợi với các sản phẩm tiêu dùng ngay hoặc sản phẩm mang tính bổ sung.

Thế Giới với những hướng đi khác biệt

7-Eleven đã làm dân Mỹ ngạc nhiên, trang trí lại những cửa hàng được tuyển chọn như Kwik-E-Marts (những cửa hàng tiện lợi mà bạn sẽ thấy trên phim hoạt hình) để quảng cáo cho bộ phim The Simpsons Movie. Sự bắt chước bất ngờ này hóa ra lại là một trò đùa của một thiên tài, khi Kwik-E-Marts báo cáo doanh số bán hàng ở nước ngoài. Nhưng nếu cửa hàng tiện lợi có thể làm hơn sự mong đợi của những khách hàng bình thường, có lẽ cửa hàng đã có nhiều triển vọng hơn.

Natural Lawson của Nhật Bản, một cửa hàng tiện lợi công nghệ cao, gọi là Konbini đáp ứng những nhu cầu phức tạp của phụ nữ thành thị, chứng minh rằng kiểu mẫu cửa hàng tiện lợi có thể được nhân rộng để đáp ứng nhu cầu hiện thời của xã hội. Konbini đã mọc lên vô số ở những nơi công cộng, từ trạm xe lửa cho đến bệnh viện, và sự lựa chọn sản phẩm linh động hơn nhiều so với bất cứ thứ gì ở Mỹ, với nhiều cửa hàng được trang bị công nghệ cao như máy photocopy, máy fax, và thậm chí là quầy vé, ngoài ra còn có máy ATM, dịch vụ tài chính và điện thoại.

Tuy nhiên, ở Mỹ, những cửa hàng tiện lợi cũng trải qua một số những thay đổi tương tự với the Rolling Stones, cũng trong khoảng thời gian tương tự. Nhưng Niinami thì không định thay đổi tất cả những điều tương tự ở thương hiệu Natural Lawson. Sự chi trả của konbini thế hệ kế tiếp sẽ rất hợp lý đối với một thương hiệu đỉnh cao, nhưng cốt lõi sẽ vẫn rất “tự nhiên”. Ở phần cốt lõi của thương hiệu là lời cam kết cung cấp cho giới nữ những cửa hàng tiện lợi hiện đại mà sẽ ủng hộ cho họ trong cuộc sống, cho sắc đẹp, và sức khỏe trong một môi trường cấp cao.

Hướng đi nào cho mô hình cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam

Các chuyên gia ngành bán lẻ cho rằng, 2 yếu tố mấu chốt của mô hình cửa hàng tiện lợi là vị trí điểm bán và sức mua. Tuy nhiên, một vấn đề lớn hơn ảnh hưởng đến mức độ thành công là quy mô của chuỗi. Vì phải có độ bao phủ lớn, doanh nghiệp mới có tiếng nói đủ mạnh để đàm phán giá tốt nhất với bên cung ứng hàng hóa. Thông thường, lợi nhuận từ mô hình này không nhiều. “Một chuỗi bán lẻ như vậy có thể hòa vốn khi đạt đến quy mô 30 cửa hàng tiện lợi. Ở Việt Nam, chưa có doanh nghiệp nào làm được, trừ Shop & Go”, ông Robert Trần, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tư vấn Robenny (Canada), cho biết.

Tuần qua, Shop & Go đã khai trương cửa hàng tiện lợi thứ 47 tại TP.HCM. Chiến lược của Shop & Go được thực hiện bằng 2 cách: hợp tác với các hộ cá thể nâng cấp tiệm tạp hóa của họ hoặc tự kiếm mặt bằng và đầu tư từ A-Z.

Ngoài quy mô, việc sở hữu những sản phẩm riêng biệt cũng là một yếu tố thuận lợi để các chuỗi cửa hàng tiện lợi tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, điển hình là trường hợp của Co.opFood và SatraFoods.

Giới bán lẻ cho rằng, đây là hình thức cửa hàng tiện lợi cải tiến nhắm đúng vào nhu cầu về thực phẩm tươi sống của người dân. Co.opFood còn có thuận lợi lớn là cùng nhà với hệ thống siêu thị Co.opMart, có thể chọn giới thiệu trong số hơn 150 sản phẩm riêng biệt của thương hiệu này tại cửa hàng. “Nếu bán không hết, Co.opFood có thể chuyển ngược lại cho Co.opMart bán”, ông Robert Trần nói.

Kết quả khảo sát mới nhất của Công ty Nghiên cứu Thị trường Nielsen cho thấy, Saigon Co.op dẫn đầu về tỉ lệ người tiêu dùng quan tâm đến các sản phẩm do chính đơn vị này làm ra, hoặc phối hợp sản xuất độc quyền (28%). Hiện nay, ở Việt Nam cứ 4 sản phẩm bày bán tại siêu thị thì có 1 là của nhà bán lẻ và tỉ lệ này dự kiến sẽ là 2:1 sau 5 năm nữa.

Một doanh nhân Việt Nam có tiếng trong lĩnh vực nhượng quyền bán lẻ (đề nghị không nêu tên) nói rằng, việc thay đổi tập quán mua sắm chuyển từ tiệm tạp hóa sang cửa hàng tiện lợi là điều hoàn toàn không đơn giản đối với người Việt Nam, nếu mô hình kinh doanh này không tạo nên được sự khác biệt.

Thế Giới Bán Lẻ.
0 Nhận xét